Kỹ năng làm cha mẹ

Những điều bố mẹ phải biết về “nghề” nuôi dạy con

Những điều bố mẹ phải biết về “nghề” nuôi dạy con

Nuôi dạy con thực sự là một nhiệm vụ khó nhằn. Bằng cách nuôi dưỡng, xây dựng mối quan hệ gia đình bền chặt; đặt ra các mục tiêu nuôi dạy rõ ràng; áp dụng các kỹ thuật điều chỉnh hành vi với con, bố mẹ sẽ giảm bớt độ khó của những nhiệm vụ này.

Ý chính trong bài
Mối quan hệ giữa bố mẹ và con là “chìa khóa” quan trọng trong quá trình nuôi dạy con.
Những mục tiêu quan trọng của quá trình nuôi dạy là giúp con phát triển sự tự lập, khả năng tự điều chỉnh và tính kỷ luật.
Thực hành kỷ luật tích cực và tự chăm sóc bản thân cũng là những yếu tố quan trọng mà bố mẹ cần lưu ý.

Nuôi dưỡng mối quan hệ gia đình

Mối quan hệ giữa bố mẹ và con là “chìa khóa” quan trọng trong quá trình nuôi dạy con. Tất cả những gì bố mẹ làm (giải quyết vấn đề, cân bằng cảm xúc, giảm thiểu căng thẳng,…) đều nhằm mục đích nuôi dưỡng mối quan hệ đó. Trên thực tế, 90% các cuộc giao tiếp giữa bố mẹ và con nên tập trung vào xây dựng và thúc đẩy kết nối, 10% còn lại liên quan đến việc dạy trẻ cách điều chỉnh hành vi (Shaw, 2015).

Để nuôi dưỡng mối quan hệ yêu thương với con, bố mẹ cần lưu ý:

  • Quan tâm và tôn trọng con.
  • Dành thời gian chất lượng cho con.
  • Lắng nghe chủ động và phản hồi tích cực.
  • Thể hiện tình yêu bằng hành động.

 

happy family

Mối quan hệ giữa bố mẹ và con là “chìa khóa” quan trọng trong quá trình nuôi dạy con.

Đặt mục tiêu trong việc nuôi dạy con

Một trong những mục tiêu quan trọng của việc nuôi dạy là mong muốn con tự lập. Để làm được điều này, bố mẹ cần có kế hoạch rõ ràng và hành động cụ thể. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy quá trình nuôi dưỡng tính tự lập diễn ra suôn sẻ hơn. Nó cũng giúp bố mẹ hiểu rõ tại sao cần phải làm như vậy và biết được bản thân đang ở đâu trên hành trình này.

Ngoài ra, một mục tiêu phổ biến khác mà bố mẹ cần đạt được là dạy con khả năng tự điều chỉnh và tính kỷ luật.

Bố mẹ có thể áp dụng những gợi ý sau đây để phát triển các mục tiêu phù hợp với gia đình:

  • Thảo luận và thống nhất những mục tiêu quan trọng cùng gia đình.
  • Sử dụng các mục tiêu để xây dựng thói quen hằng ngày cho con.
  • Thiết lập các chuẩn mực trong hành động, quy tắc kỷ luật và cách tương tác phù hợp.
  • Làm gương cho con.

 

happy family

Việc đặt ra mục tiêu thúc đẩy quá trình nuôi dạy con diễn ra suôn sẻ hơn.

Áp dụng kỷ luật tích cực để hỗ trợ hành vi

Mọi người thường nghĩ kỷ luật có nghĩa là thiết lập trật tự và kiểm soát trẻ. Nhiều người thậm chí còn coi nói là hình phạt. Nhưng sự thật thì kỷ luật có hiệu quả là một quá trình học hỏi, mục đích của kỷ luật là kỷ luật tự giác, là hướng dẫn trẻ có trách nhiệm và hợp tác.

Khi áp dụng kỷ luật với con, bố mẹ hãy lưu ý:

  • Làm gương: Dạy con những hành vi phù hợp bằng cách làm gương.
  • Bình tĩnh: Nói chuyện với con một cách bình tĩnh và nhẹ nhàng; tránh la hét, mắng chửi hay dọa nạt.
  • Kiên định: Một khi bố mẹ đã đề cập đến hậu quả, hãy tuân thủ nghiêm túc.
  • Công bằng: Hậu quả phải phù hợp với tội lỗi mà con gây ra.
  • Ghi nhận: Chú ý và dành lời động viên, khen ngợi khi con hành xử phù hợp.
  • Hậu quả: Thông báo về những hậu quả mà con phải đối mặt, giải thích rõ ràng và dễ hiểu.
  • Nhất quán: Đặt ra các quy tắc và giới hạn, đồng thời nghiêm túc thực hiện để dạy con rằng cuộc sống gia đình cần ổn định và quy củ.
  • Yêu thương: Cho con biết rằng bố mẹ lúc nào cũng yêu thương con, nhưng bố mẹ không đồng ý với hành vi chưa phù hợp của con.

 

happy family

Kỷ luật có hiệu quả là một quá trình học hỏi.

Những lưu ý khác dành cho bố mẹ khi nuôi dạy con

Dưới đây là những lưu ý quan trọng khác mà bố mẹ cần biết:

Thúc đẩy quá trình phát triển kỹ năng của con:

  • Cho con quyền lựa chọn, điều này giúp con xây dựng kỹ năng ra quyết định.
  • Xây dựng thói quen đọc cho con.
  • Nuôi dưỡng tình yêu học tập.
  • Khuyến khích con phát huy trí tưởng tượng của mình thông qua trò chơi đóng vai và chơi tự do.
  • Cho con không gian và cơ hội để thỏa sức sáng tạo. Khi con gặp khó khăn trong quá trình tham gia vào các hoạt động sáng tạo, hãy để con tự mình đối mặt, điều này giúp con xây dựng các kỹ năng giải quyết vấn đề và tự hào về bản thân.

Tạo cơ hội tương tác cho con:

  • Cho phép con chơi đùa và nghịch ngợm. Thỉnh thoảng bố mẹ cũng nên tham gia vào các trò chơi ngớ ngẩn, vui nhộn của con.
  • Cùng nhau tươi cười mỗi ngày.
  • Dành thời gian để làm điều gì đó thú vị.
  • Cùng nhau đi dạo và hòa mình vào thiên nhiên.
  • Tạo cơ hội giao lưu cho con với bạn bè và mọi người xung quanh (tổ chức các ngày vui chơi, các lớp học giao lưu,…).

Chăm sóc đời sống cá nhân của bố mẹ:

  • Trau dồi kỹ năng, tự do sáng tạo và cho phép bản thân thử – sai khi nuôi dạy con.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn.
  • Nhất quán với các mục tiêu và giá trị đã đề ra.
  • Yêu thương con cái, yêu thương bản thân và gia đình.
  • Cho phép bản thân tận hưởng trọn vẹn mọi khoảnh khắc trong cuộc đời.

 

happy family

Ngoài việc giúp con phát triển kỹ năng và khả năng tương tác, bố mẹ cũng cần tự chăm sóc và yêu thương bản thân.

Bùi Hồng Quân

Nguồn tham khảo:

1. https://www.healthyplace.com/parenting/parenting-skills-strategies/parenting-101-what-you-must-know-about-raising-kids

2. Ảnh minh hoạ: Tổng hợp